Chứng nhận ASTM, JIS là những thuật ngữ quan trọng và phổ biến trong kinh doanh, xuất nhập khẩu thép không gỉ nhằm đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho tới chất lượng đầu ra sản phẩm. Chính vì vậy, kinh doanh trong ngành thép, nhất thiết phải tìm hiểu về các tiêu chuẩn quan trọng này.
ASTM, JIS là bộ khung để đánh giá chất lượng được các nhà sản xuất thép không gỉ trên toàn cầu áp dụng. Không chỉ vậy thế, hệ thống các nhà phân phối, đại lý hay những đơn vị trung gian cũng cần xây dựng hệ quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn này khi hoạt động trong ngành.
Cho dù không trực tiếp sản xuất, nhưng những tiêu chuẩn này giúp các đơn vị phân phối, đại lý, trung gian củng cố về thông tin, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm – một tiêu chí khá quan trọng để tiêu thụ được hàng hóa trên thị trường vốn đòi hỏi khắt khe.
Nội dung
Tiêu chuẩn ASTM là gì?
ASTM là viết tắt của cụm từ “American Society for Testing and Materials”, là một tổ chức quốc tế phát triển những tiêu chuẩn kỹ thuật cho các vật liệu và sản phẩm trên Thế giới, tên tiếng Việt là Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials). Đây là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chuyên phát triển và xuất bản các tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thuận tự nguyện cho hàng loạt các vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ trên thế giới.
Hiện nay trên toàn cầu có 12,575 tiêu chuẩn ASTM hoạt động phổ biến. ASTM xuất bản những tiêu chuẩn của 15 lĩnh vực trong đó có thép không gỉ. ASTM không yêu cầu hay bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn của mình, nhưng giữa giao dịch của các công ty, tổ chức, chính phủ… hoặc những cam kết trên hợp đồng, họ có thể yêu cầu tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định.
Tiêu chuẩn ASTM giống như giấy thông hành trong chiến dịch thương mại toàn cầu hóa của một doanh nghiệp; góp phần làm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
Các tiêu chuẩn do Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ lập ra gồm 6 chủ đề chính, hàng năm tổ chức ASTM đều xuất bản sách tiêu chuẩn ASTM, trong đó bao gồm 15 lĩnh vực.
Dưới đây là 6 tiêu chuẩn do Tổ chức ASTM tạo ra:
- Tính năng kỹ thuật.
- Phương pháp kiểm nghiệm, thử nghiệm.
- Thực hành.
- Hướng dẫn.
- Phân loại.
- Các thuật ngữ.
Tiêu chuẩn JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
Tiêu chuẩn JIS là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, JIS là viết tắt của cum từ Japanese Industrial Standards.
JIS là hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả các hoạt động liên quan đến công nghiệp của Nhật Bản. Các quy trình của tiêu chuẩn này được xây dựng bởi Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản và ban hành bởi liên đoàn tiêu chuẩn Nhật Bản.
Vai trò của tiêu chuẩn JIS trong công nghiệp:
Cũng giống như các bộ tiêu chuẩn khác như ISO hay IEC, JIS tham gia vào việc xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng, phạm vi các ngành công nghiệp. Không những thế, JIS còn tham gia hợp tác cùng với hai bộ tiêu chuẩn trên trong việc đánh giá về năng lực của phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất…
Chứng nhận sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm, các thành phần tham gia vào cấu tạo của sản phẩm cũng được chứng nhận về độ an toàn, yếu tố thân thiện môi trường.
Đánh giá hệ thống quản lý của cơ quan, chủ thể sản xuất, nhà máy, dây chuyền sản xuất.
Đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm, đo lường các yếu tố về thành phần, cấu tạo, mật độ, nồng độ…để đảm bảo những sản phẩm mà các nhà máy đưa ra thị trường không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn loại trừ các nguy cơ về sự thiếu an toàn.
Những công ty áp dụng và đạt chứng nhận về JIS thuận lợi hơn trong việc tạo dựng uy tín trên thị trường, được khách hàng tin tưởng. Các sản phẩm, vật tư có dấu JIS thể hiện chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trình độ theo tiêu chuẩn của Nhật Bản – quốc gia vốn có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật
Tăng cơ hội đấu thầu, cạnh tranh, lợi nhuận tăng cao
Thể hiện được sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với quy định về sản xuất và cung ứng vật tư công nghiệp.
Giảm tối đa những phát sinh và chi phí về lỗi kỹ thuật, lỗi sản phẩm, đánh giá được nguy cơ tiềm tàng và khắc phục chúng.
Một số tiêu chuẩn JIS trong ngành thép phổ biến tại Việt Nam:
- JIS G3101:2004 SS400 là tiêu chuẩn dành cho các loại thép cắt Laser.
- Tiêu chuẩn JIS G3112:2010 thường được sử dụng cho thép vằn để xác định kích thước khối lượng và giới hạn gai cho phép.
- Tiêu chuẩn JIS G3192:2000 dành cho thép góc cạnh đều
- Tiêu chuẩn JIS G3312:2012 dành cho các loại thép mạ kẽm phủ sơn
- Tiêu chuẩn JIS G3322:2012 dành cho các loại thép mạ nhôm kẽm phủ sơn
- Tiêu chuẩn JIS G3444 dành cho các loại ống thép sử dụng nguyên liệu mác thép STK290, STK400, STK490, STK500, STK540 để sản xuất.
- Tiêu chuẩn JIS G3505 dành cho các loại Thép cán kéo hàm lượng các bon thấp
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản được áp dụng không chỉ ở phạm vi nội địa mà còn phổ biến ở một số quốc gia châu Á hay khu vực Thái Bình Dương và hệ thống tiêu chuẩn của nó cũng là tiền đề xây dựng cho nhiều tiêu chuẩn của các quốc gia khác, điển hình như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Thuật ngữ QA/ QC là gì?
Nếu các khái niệm CO/CO/JIS phía trên là tiêu chuẩn, chứng từ, giấy chứng nhận thì 2 khái niệm sau cùng này thiên về một người thực hiện công việc diễn ra ngay tại nhà máy sản xuất.
Đối với các công ty gia công sản xuất thép, QA/ QC là minh chứng quan trọng của mình trong toàn bộ tiến trình vận hành sản xuất sản phẩm. Vậy QA/QC là gì?
QA (Viết tắt của cụm từ: Quality Assurance) là người chuyên phụ trách đảm bảo chất lượng sản phẩm: Người kỹ sư QA thiết lập hệ thống vận hành, xây dựng các quy trình về quản lý chất lượng nhằm mang lại hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm cao nhất, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn đã đề ra. QA làm việc dựa theo các hệ thống tiêu chuẩn như ISO 9001, AMSE, ASTM…
Đây là bộ phận giúp công ty vận hành một cách trơn tru, hiệu suất cao mà rủi ro được hạn chế tối đa. Hơn nữa, họ cũng là bộ phận điều chỉnh những tiêu chuẩn hoặc đề ra những tiêu chuẩn, quy trình mới để phù hợp với nhu cầu mà sản phẩm hiện hành đòi hỏi. Để hoàn thành công việc khó khăn này, QA cần có những tố chất và kiến thức sâu rộng về kỹ thuật, về các tiêu chuẩn thép không gỉ trên Thế giới…
QC (Viết tắt của cụm từ: Quality Control) là người kỹ sư chuyên phụ trách về kiểm soát chất lượng sản phẩm: QC là người đảm bảo những sản phẩm sau khi xuất xưởng phải đạt được những tiêu chí, tiêu chuẩn đã đề ra. Những lỗi kỹ thuật hay lỗi về đóng gói…đều phải được loại bỏ hoặc khắc phục. Nếu như QA làm việc dựa trên các quy trình thì QC là người kiểm soát từng công đoạn suốt quá trình sản xuất sản phẩm.
QA và QC là hai công việc khác nhau nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Ở một số công ty có quy mô nhỏ, họ thường để một bộ phận phụ trách cả hai chức năng này.
Trên đây là một số tiêu chuẩn và thuật ngữ quan trọng trong ngành thép, hy vọng những thông tin mà Đa Hình tổng hợp và chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho công việc kinh doanh của mình.