Kế tiếpLùi lại
    phanphoiinox phan loai thep khong gi

    Phân loại thép không gỉ

    Rate this post

    Thép không gỉ được phân loại chủ yếu theo thành phần hóa học và cấu trúc kim loại như [Biểu đồ 1-3-1].

    Theo thành phần hóa học thì được chia thành loại Fe – Cr, loại Fe – C – Ni. Theo cấu trúc kim loại thì được chia thành loại Austenite, loại Ferrite, loại Martensite, loại Duplex và loại Precipitation Hardening.

    [ Biểu đồ 1-3-1 ] Phân loại thép không gỉ

    phanphoiinox-phan-loai-thep-khong-gi-01

    Thép không gỉ là kim loại chứa sắt (Fe) và có chứa thành phần chính là Cr, Ni. Ngoài ra còn thêm vào một số nguyên tố khác nữa nên nhiều loại thép không gỉ có đặc tính khác nhau.

    phanphoiinox-phan-loai-thep-khong-gi-02

    * Mối tương quan giữa hàm lượng Cr và Ni trong thép không gi.

    ( PH Steel: là loại Precipitation-hardening )

    Hình 4. Phân loại thép không gỉ dựa theo hàm lượng Niken và Crôm

    Hiện nay, với nền khoa học kỹ thuật phát triển hơn, đã cho ra đời nhiều loại thép mới như thép Ferrite, thép thêm thành phần Ni… Và tính đến hiện tại, tổng cộng có hơn 63 loại được sản xuất (dòng Austenitic: 31 loại, dòng Ferritic: 13 loại, dòng Martensitic: 14 loại, 2 loại Duplex, 3 loại Precipitaiton hardening). Chỉ riêng ở Nhật, đã nghiên cứu thành công nhiều loại thép đặc biệt, và đã có khoảng 2.000 mác thép được đăng ký.

    Thép không gỉ được phát triển thành từng chuỗi dựa trên hàm lượng cơ bản ban đầu [Biểu đồ 1-3-2, 1-3-3], như đối với dòng Ferritic và Martensitic là sự phát triển theo hàm lượng. Còn đối với dòng Austenitic là sự phát triển hàm lượng Cr-Ni.

    [ Biểu đồ 1-3-2 ] Dòng 300 ( Dòng Austenite )

    phanphoiinox-phan-loai-thep-khong-gi-03

     

    [ Biểu đồ 1-3-3 ] Phân loại theo hàm lượng Cr: Cao-Trung bình ( Dòng Ferritic )

    phanphoiinox-phan-loai-thep-khong-gi-04

     

    [ Biểu đồ 1-3-4 ] Thép không gỉ Ferritic và Martensitic ( Dòng 400 )

    phanphoiinox-phan-loai-thep-khong-gi-05

     

    [ Biểu đồ 1-3-5 ] Thép không gỉ Duplex

     

    1-3-1 Thép không gỉ Austenite

    Cấu trúc tinh thể của chủng loại thép không gỉ Austenite là mạng lập phương tâm diện (face-centerred cubic lattice) được mở rộng, nên không hóa bên được bằng nhiệt luyện (do không có chuyển biến pha) nhưng lại hòa bến được bằng biến dạng dẻo dạng nguội, loại thép đại diện cho dòng này là thép 304 có thành phần cơ bản chứa 18%Cr – 8%Ni.  Cấu trúc Austenite bến ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao nên trong lúc càn không phát sinh từ tính và không đi kèm hiện tượng chuyên pha,

    Loại thép 304 khi kết tinh từ trạng thái nóng chảy thì pha δ-Ferrite được kết tinh đầu tiên, vì pha γ-Austenite ổn định tồn tại phụ thuộc vào nhiệt độ, nên ở nhiệt độ bình thường cấu trúc Austenite ổn định được là nhờ vào thành phần hóa học, thép Austerite sau khi đúc vẫn còn sót lại một lượng nhỏ phá δ – Ferrite và có thể gây ảnh hưởng trong quá trình gia công nhiệt, đồng thời sau khi gia công có thể phát sinh từ tính nhẹ tùy theo mức độ biến cứng bề mặt.

    1-3-2. Thép không gỉ Ferrite

    Thép không gỉ loại Ferrite có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối (body centred cubic ) nên khả năng chống ăn mòn thấp hơn thép không gỉ loại Austenite nhưng lại rất tốt đối với ăn mòn do ứng suất (Stress CorOS on Cracking – SCC). Đồng thời có tính sắt tử ở nhiệt độ cao, không bị biến cứng khi xử lý nhiệt và có khả năng gia công cán nguội rất tốt.

    1-3-3. Thép không gỉ Martensite

    Thép không gỉ loại Martensite phát sinh từ tính ở nhiệt độ cao, khả năng chống ăn mòn thấp nhưng có độ cứng và giới hạn đàn hồi cao nên được sử dụng làm thép chuyên dụng cho cấu trúc cần độ bền cao, Nhiệt độ Austenite hóa khá cao nhưng quá trình chuyển đổi sang pha Martensite hoàn toàn rất dễ thực hiện, làm nguội trong môi trường đầu hoặc không khí. Thép này có cấu trúc hoàn toàn là Martensite ở nhiệt độ thường

    1-3-4. Thép không gỉ Duplex

    Ở nhiệt độ thường, có cấu trúc tinh thể hỗn hợp giữa loại Ferrite và Austenite, đặc điểm quan trọng của thép này là có cơ tính rất tốt, vì có hạt tinh thế rất nhỏ cho nên độ bền chống ăn mòn đảm bảo, đặc biệt là trong điều kiện chịu áp lực (Ăn mòn ứng suất – Stress Corrosion Crack).

    1-3-5. Thép không gỉ hóa cứng tiết pha – Precipitation Hardening

    Ở nhiệt độ thường, có cấu trúc tinh thể hỗn hợp giữa loại Ferrite và Austenite, đặc điểm quan trọng của thép này là có cơ tính rất tốt, vì có hạt tinh thể rất nhỏ cho nên độ bền chống ăn mòn đảm bảo, đặc biệt là trong điều kiện chịu áp lực (Ăn mòn ứng suất – Stress Corrosion Crack).

    Theo sổ tay thép không gỉ- Hiệp hội thép Việt Nam.

    Kế tiếpLùi lại