Kế tiếpLùi lại
    phanphoiinox an mon thep khong gi phan 4 01

    Hướng dẫn sử dụng thép không gỉ ( P4 )

    Rate this post

    I. Một số định nghĩa

    – Erichsen

    Mẫu thép hình tròn được kẹp chặt cố định vào khuôn và bệ đỡ trống. Dùng chày nén có đầu hình cầu được đẩy lên ở giữa lòng bệ đỡ để nén mẫu thí nghiệm với tải trọng 1 tấn, cho đến khi xuất hiện vết nứt thì đo chiều sâu di chuyển của chày mà mẫu có thể chịu được. Gọi là chiều sâu Erichsen, chiều sâu này càng lớn thì nguyên liệu có khả năng tạo hình càng tốt.

    – LDR ( Limit Drawing Ratio ) – Giới hạn tỷ lệ dập

    Đây là thí nghiệm tiêu biểu để đánh giá khả năng chịu dập của nguyên liệu theo tỷ lệ giữa đường kính và chiều sâu tối ưu nhất mà không phát sinh vết nứt.

    Thí nghiệm tiến hành dập liên tục tấm mẫu tròn có đường kính từ 60mm đến 100mm để đạt sản phẩm hình trụ có đường kính 50mm và chiều sâu 4mm để đánh giá khả năng chịu dập cho nguyên liệu.

    – CCV (Conical Cup Value) – Khả năng tạo hình nón côn

    Mẫu thí nghiệm chịu nén dưới một chày nén có đầu nén được bo tròn cho đến khi xuất hiện vết nứt. Tiến hành đo và tính toán đường kính trung bình giữa đường kính lớn nhất và đường kính bé nhất của hình côn nón tạo được sau khi xuất hiện vết nứt. Kết quả của phương pháp thí nghiệm này thể hiện chính xác nhất khả năng tạo hình của nguyên liệu nên được áp dụng cho bước tạo đáy trong những quy trình tạo hình phức tạp, gia công dập hay dát mỏng.

    phanphoiinox huong dan su dung thep khong gi p4 03

    – Nứt thời điểm (Season Cracking)

     Nứt thời điểm là sau khi trải qua khoảng thời gian nào đó ở sản phẩm được gia công dập sâu thì bị phát sinh ra nứt thời điểm ở hai mặt, có sự kết hợp giữa các nguyên tố N2, và Carbon sản sinh các cấu trúc hữu cơ nhẹ (Marrten hữu cơ), lực căng dựa vào gia công có tham gia của nguyên tố Hydrogen trong thép chính và từ đó phỏng đoán được sự xuất hiện của nứt thời điểm.

    Máy test nứt thời điểm đồng nhất với máy test LDR, phương pháp test cũng được chia làm 4 bước, sau khi trải qua 48h nếu không bị phát sinh vết nứt nào ở bước tạo hình thì sẽ bỏ qua các bước còn lại, nếu phát sinh nứt thì phải dừng lại.

    Nứt thời điểm là không giới hạn nên phải có phương pháp dập (Drawing) tối ưu để không phát sinh nứt thời điểm.

    – Tính tạo hình (Formability)

    FLC thể hiện khả năng biến dạng của nguyên liệu trong quá trình gia công tạo hình. Chỉ số sử dụng theo khuôn tạo hình giống với máy test Erichsen và thay đổi khổ của mẫu test, có thể đạt được nếu đo được lượng biến đổi sau khi tạo hình.

    Lượng biến đổi đo theo trạng thái biến đổi theo mạng lưới được xác nhận trong quá trình ăn mòn trước khi tạo hình và có khả năng dự đoán lỗi khi gia công.

    b3

    Kế tiếpLùi lại